Lẩu cua đồng có rất nhiều phiên bản, khẩu vị cũng như cách trình bày khác nhau. Món lẩu có mặt khắp nơi ở mỗi ngã đường đất nước hình chữ S xinh đẹp này. Nguyên liệu chính của chúng là cua đồng và các loại rau ăn kèm.
Cua đồng được biết đến là nguồn thực dân quê, sống ở đồng ruộng, ao hồ, sông nước,… Chúng có kích thước không quá to như cua biển như thịt rất chắc chắn và ngọt nước. Đặc biệt, dinh dưỡng mà chúng mang lại rất nhiều, nhiều nhất là calci.
Vì khác biệt trong việc chế biến lẫn khẩu vị cho nên lẩu cua đồng Hải Phòng được xem có cách nêm nếm khẩu vị đặc sắc và phiên bản đặc biệt hơn cả. Được nhiều người xem là một biến thể mang nhiều tính hiện đại và phong phú của món bánh đa cua đồng vốn rất phổ biến. Lẩu cua đồng theo đúng phong cách ẩm thực Hải Phòng thường có bánh đa đỏ (loại sợi tươi nói chung được ưa thích hơn sợi khô), chả lá lốt, chả cá thu kiểu Hải Phòng, chả viên chiên vàng kiểu Hải Phòng, giò sống, lòng non, sườn non, thịt bò thăn, đậu phụ và rau mùng tơi,…

Lẩu cua đồng đơn giản:
Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng:
Cua đồng: 1 kg
Xương ống: 500 gr
Thịt bò: 200 gr
Đậu hũ: 3 miếng
Bún tươi: 1 kg
Rau ăn kèm: 200 gr (Mồng tơi/mướp/rau chuối bào/rau muống bào)
Sả: 2 cây
Hành tím: 5 củ
Tỏi băm: 1 muỗng canh
Cà chua: 3 trái
Gia vị thông dụng: 1 ít (đường/ muối/ hạt nêm)
Dầu ăn: 2 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện: Bếp, nồi lẩu điện hoặc nồi, đũa, chảo,…

Cách chế biến Lẩu cua đồng:
Sơ chế nguyên liệu:
– Rau mồng tơi lặt lá, loại bỏ những lá úa, vàng sau đó rửa sạch.
– Mướp gọt vỏ, rửa sạch và cắt xéo. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
– Xương ống rửa sạch với muối rồi để ráo, để làm sạch bạn chần sơ xương ống qua nước sôi khoảng 5 phút.
– Cua đồng rửa sạch, để ráo. Sau đó bạn gỡ mai lấy gạch bỏ ra chén riêng, phần cua đem xay hoặc giã nhuyễn. Sau khi xay nhuyễn, ta lấy khay để lọc bỏ các phần cứng và chỉ lấy nước cua.

Nấu nước dùng xương ống và làm gạch cua:
∠ Nấu nước dùng xương ống:
- Bạn bắc nồi lên bếp, cho 2 lít nước và xương ống, 2 củ hành tím vào nồi, hầm lửa nhỏ 3 tiếng. Để lấy nước dùng.
∠ Làm gạch cua:
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn đợi nóng, thêm 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh hành tím băm, đảo đều phi thơm vàng.
- Sau khi hành tỏi đã thơm, bạn thêm phần gạch cua vào xào khoảng 5 phút.

Nấu nước dùng thịt cua:
– Phần cua bạn đã xay, thêm 700 ml nước dùng xương ống, rồi ray nước cho vào nồi.
– Thêm 1 muỗng cà phê muối đun sôi, khi thấy nước sôi, trên bề mặt có 1 lớp riêu cua, bạn vớt lớp riêu cua để riêng.
Nấu lẩu cua:
– Bắc nồi lên bếp, nếu dùng lẩu điện thì bạn cắm điện, sau đó cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, thêm 1 muỗng canh hành tím băm phi thơm vàng.
– Thêm cà chua vào xào khoảng 2 phút, sau đó 1 muỗng canh đường, 2 nhánh sả vào xào.
– Thêm nước hầm xương và nước riêu cua vào nấu sôi, thêm 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, phần gạch cua, đợi sôi. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn là hoàn tất.

Thành phẩm:
– Đặt bếp lẩu hoặc nồi lẩu điện ra bàn ăn, bày rau, bún tươi hoặc bánh đa ra tô, nấu lẩu sôi nhẹ để nhúng rau, ăn tới đâu nhúng tới đó, ăn đến đâu cho thịt bò, riêu vào đến đó.
– Bạn đã có món lẩu cua đồng thơm ngon nứt mũi chẳng khác nào ngoài hàng để chiêu đãi cho cả nhà bữa ngon vào cuối tuần này rồi!

Lẩu cua đồng hột vịt lộn:
Nguyên liệu thực hiện:
500g cua xay
5 trái hột vịt lộn
3-4 trái cà chua
200g chả cá
3 miếng đậu hũ chiên vàng
200g nấm rơm
5-6 củ hành lá
Rau lẩu: Mồng tơi, mướp, bông bí
Gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt

Các bước làm lẩu cua đồng hột vịt lộn:
Lọc cua:
- Bạn cho 1/2 muỗng cafe muối vào thịt cua xay. Cho nước vào và tiến hành lược cua. Bạn lược từng phần nhỏ để lấy được hết phần thịt và chất dinh dưỡng trong cua.
- Đổ qua ray để lấy nước dùng. Chú ý đổ nước từ từ và lược dần đến khi vỏ cua trắng thì dừng lại..

Sơ chế nguyên liệu:
- Bạn cắt đôi nấm rơm và ngâm với nước muối để cho sạch các chất dơ có trong nấm và loại bỏ một số vi khuẩn.
- Cho hành lá xắt nhuyễn, 1 ít hành phi và 1 ít dầu ăn vào chả cá rồi trộn đều lên.
- Chuẩn bị 1 chiếc chảo, phi thơm hành tím lên rồi cho cà chua vào xào. Bạn thêm vào 1 muỗng canh hạt nêm để cà chua thêm đậm đà.

Nấu lẩu:
- Bắc nồi nước lọc cua lên bếp rồi đun sôi. Chú ý đun với lửa vừa để gạch cua không bị bể.
- Khi gạch cua nổi lên và tạo thành những tảng lớn thì vớt ra. Sau khi vớt hết gạch ra, bạn trút hết phần cà chua vừa xào vào nồi nước dùng. Khi nước sôi lại, bạn dùng muỗng xắn từng miếng chả cá nhỏ rồi bỏ vào. Nêm nếm cho vừa ăn.
- Khi chả cá chín, bạn cho nấm rơm, cà chua và đậu hũ vào. Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Khi ăn, bạn bắc lên bếp rồi đập trứng vịt lộn vào và thưởng thức.

Thành phẩm:
- Vậy là món lẩu cua đồng hột vịt lộn đã hoàn thành rồi. Không quá khó và phức tạp đúng không nào? Món lẩu cua đồng thơm ngon và hấp dẫn này chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê. Nước dùng thì ngon ngọt, gạch cua rất bùi, chả cá lại dai dai, ăn với rau thì tuyệt vời ông mặt trời luôn.

Nhìn có vẻ cầu kỳ nhưng món lẩu cua đồng hột vịt lộn này lại chẳng phức tạp chút nào. Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian là bạn đã có ngay món ngon chiêu đãi gia đình rồi. Lưu lại công thức và thực hiện ngay nào. Chúc bạn thành công với món lẩu cua đồng thơm ngon và bổ dưỡng này nhé!
Bí quyết nấu lẩu cua ngon:
Mẹo chọn cua:
Để phân biệt chính xác cua đồng và cua công nghiệp, khi mua bạn nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua:
- Cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng, vỏ bóng. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, dai, ngọt.
- Còn cua nuôi công nghiệp có gạch đen xanh, càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp, còn thịt cua nát, ăn có vị mặn chát.
- Nếu thích cua có nhiều gạch thì nên chọn cua cái.
- Thích nhiều thịt thì chọn cua đực. Cua đực có vỏ yếm nhỏ, cua cái thì vỏ yếm lớn hơn.
Ngoài ra, nên cảnh giác với các loại cua đồng có 6 hay 4 chân, lưng sao, chân có khoang nhỏ, bụng có lông. Các loại cua này thường độc hại sức khỏe.
Thời điểm cua ngon:
- Cua béo, chắc thịt và ngọt thơm nhất là vào đầu tháng và cuối tháng. Giữa tháng thường là thời điểm cua lột vỏ nên cua gầy ốm và ít thịt.
Tips chế biến cua:
- Khi tách cua, để việc xé cua trở nên dễ dàng hơn, ngoài việc bẻ càng cua hoặc đeo găng, có một cách khá hay là bạn cho cua vào trong nước đá lạnh. Khi gặp nước lạnh cua nằm im và bạn không còn sợ càng cua kẹp tay nữa.
- Khi xay hoặc giã cua, hãy dùng cả mai cua cho vào giã vì nước sẽ có vị đậm đà hơn. Bạn nên cho thêm một chút muối vào cua khi giã thì thịt sẽ dẻo hơn.
Lưu ý: Lẩu cua đồng là món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng sẽ tổn hại đến sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan.
Ngoài ra, những người tuyệt đối không được ăn cua đồng:
+ Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
+ Đối tượng có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
+ Người bị hen, cảm cúm
+ Phụ nữ có thai
+ Người mới ốm dậy, …
Với cách nấu đơn giản món lẩu cua đồng này, bạn có thể học và thực hiện nấu để chiêu đãi bạn bè và gia đình vào các dịp gặp mặt hay lễ, tết diễn ra. Công thức chế biến không quá cầu kỳ cho nên bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng. Chúc các bạn thành công!
Rất mong nhận được nhiều sự yêu mến và ủng hộ của quý khách hàng.
Liên hệ:
Shodensha Vietnam Co., Ltd.
Địa chỉ: HCM: Lầu 5, 178/8 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM;
HN: Số 202, Tòa nhà Y2, Khu HH04, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, TP Hà Nội
Điện thoại: [HCM] +84(28)3911-2006 [HN] +84(24)3200-3790
Fax : +84 (28) 3911-2007
Email: info@shodensha.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/104629278311764
Pinterest: https://www.pinterest.com/maynoisoicongnghiepshodensha/_created/
Instagram: https://www.instagram.com/maynoisoicongnghiepnhatban/
Twitter: https://twitter.com/Shodensha1788
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/m%C3%A1y-n%E1%BB%99i-soi-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-00761a210/
Các bạn có thể thêm sản phẩm tại đây: maynoisoicongnghiep.com
Good blog you have here.. It’s hard to find excellent writing like yours nowadays. I seriously appreciate individuals like you! Take care!!
Today a reader,tomorrow a leader!