Bánh Cheesecake là một món tráng miệng nổi tiếng ở Hi Lạp cổ mặc cho sự xâm chiếm và sát nhập Roman bao gồm lớp nhân làm từ phô mai mềm và tươi (không hẳn lúc nào cũng có creamcheese ) và đế bằng bánh quy cứng (ví dụ như Graham cracker crust, một loại đế bánh rất thông dụng, được làm từ bánh quy ngọt Graham của Mỹ), bánh gatô hoặc bông lan.
Nó có thể được nướng hoặc không, tùy thuộc vào từng loại. Cheesec thường được làm ngọt bằng đường, có mùi vị hoặc được trang trí bằng trái cây, các loại hạt, nước sốt hoa quả và chocol và những mùi vị phổ biến của cheesecake gồm chanh, dâu hoặc toffee (kẹo bơ cứng).
Loại creamcheese hiện đại được bán rộng rãi của Mỹ hiện nay được phát triển vào năm 1872 bởi ông William Raurence đế Chester, New York. Nó nặng hơn, mượt và béo hơn so với pho mát thường. Một số người làm bơ sữa khác cũng đã độc lập s tạo ra phát minh tương tự. Năm 1912, James Kraft công bố loại creamcheese tiệt trùng và nhận được nhãn hiệu Philadelphia năm 1928. Hiện nay, phômai tiệt trùng Philadelphia Creamcheese là loại pho mát phổ biến nhất dành cho cheesecake.

Bánh cheesecake có 2 loại là nướng hoặc không nướng. Dù là loại nào đi nữa thì bánh vẫn có mùi vị rất hấp dẫn và lôi cuốn.
Nguyên liệu là bánh Cheesecake:
Phần kem:
135 g cream cheese
120 g kem tươi (whipping cream, heavy cream, fresh cream) thành phần béo >30 %.
2/3 muỗng cafe hương vani
20 g đường
Phần đế bánh:
60 g bánh quy loại thường hay Oreo cũng ngon
10 g đường
40 g bơ lạt
Trái cây trang trí cho bánh Cheesecake:
Trái cây tươi/ mứt/ sô cô la để trag trí tây/ Mứt việt quất/ Sốt sô cô la không nhất thiết, tùy sở thích
Dụng cụ:
Phới lồng hoặc thìa gỗ
Máy đánh trứng
Khuôn để tạo hình bánh cheesecake (tròn/ vuông đế rời,/khuôn vòng, khuôn bánh tart đế rời)
Chi tiết cách làm bánh Cheesecake:
Bước 1: Làm phần đế bánh
1. Bánh quy:
Bạn có thể cho vào trong túi zip và kéo kín lại. Dùng chày hoặc cây lăn bột giã nhuyễn bánh ra. Các bạn chú ý giã càng vụn càng tốt.
- Ở bước này bạn có thể thay thế bánh quy thường thành bánh Oreo. Theo kinh nghiệm của mình là bạn nên bỏ lớp kem trắng ở giữa bánh Oreo đi. Lý do là sẽ giúp giảm độ ngọt của phần đế bánh. Còn nếu các bạn thích ngọt nhiều thì cứ để nguyên như vậy và nghiền thôi nhé.
2. Bơ lạt:

- Bạn đun cách thủy cho tan chảy ra.
- Bạn cũng có thể cho vào lò vi sóng để làm nóng chảy bơ. Bạn chú ý chỉ quay 20-30 giây một để bơ vừa đủ tan chảy chứ không bị cháy.
- Bơ lạt là loại bơ không có muối. Khi làm bất kỳ loại bánh nào, ban nên sử dụng bơ lạt vì sẽ không cần điều chỉnh lại lượng muối trong công thức nếu có.
- Tuy nhiên với công thức này, nếu không có bơ lạt các bạn cũng có thể dùng bơ mặn. Vì bơ chủ yếu chỉ để dùng kết nối các vụn bánh quy thành hỗn hợp đồng nhất làm đế bánh.
- Mặc dù vậy, mình vẫn khuyến khích dùng bơ lạt để giảm thiểu việc cơ thể phải hấp thụ một lưọng muối không cần thiết. Điều đó sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn hơn.
3. Trộn nhân bánh:

- Sau đó, bạn cho bơ vào bánh quy đã nghiền vụn và trộn đều.
4. Bỏ bánh vào khuôn:

– Trong khuôn bạn đã chuẩn bị, cho phần bánh vào và nén chặt. Bạn chú ý là phải nén thật chặt tay mới được nhé. Bạn có thể lựa chọn chỉ làm phần đế ở dưới hay cả viền phần thành khuôn.
- Khi dùng khuôn bánh tart thì thường nên nén vụn bánh quy lên cả thành khuôn.
Mẹo nhỏ: để bạn có thể chèn chặt phần đế bánh là bạn có thể dùng đáy cốc thủy tinh và nén đều bánh quy xuống đáy khuôn như hình bên dưới.

5. Đế bánh:
- Sau đó, bạn cho khuôn vào ngăn đá tủ lạnh ít nhất 30 phút để phần đế bánh được cứng lại.
Bước 2: Làm phần kem phô mai
1. Đánh kem tươi:
Bạn cho kem tươi ra tô. Bạn dùng máy đánh trứng cầm tay hoặc phới lồng đánh bông kem tươi cùng với đường. Bạn đánh cho đến khi kem bông cứng, tạo chóp khi nhấc que đánh lên và không đổ khi úp ngược tô xuống là được. Nếu đánh bằng tay với phới lồng sẽ mất thời gian hơn.

- Bạn cũng chú ý khi lựa chọn kem tươi phải có độ béo tối thiểu là 30%. Vì nếu độ béo thấp hơn đánh kem sẽ không bông. Các loại kem tươi dùng để đánh bông thường có tên whipping cream, heavy cream, fresh cream.
- Phần trăm chất béo trong kem thường ghi thành phần dinh dưỡng hoặc nguyên liêu, có khi xuất hiện ngay trên mặt trước của sản phẩm nên bạn cứ để ý tìm thông tin trên bao bì để mua cho đúng nhé.
- Chẳng hạn như hình bên dưới, bạn sẽ tìm thấy thông tin Sat Fat (chất béo no) là 3.5 g trong 15 ml hoặc có ghi rõ 36 % milkfat (chất béo từ sữa).
- Bật mí thêm tuyệt chiêu đánh bông kem tươi bất bại đó là trước khi đánh, bạn cho kem tươi, que đánh và tô đựng vào ngăn đá 10 phút. Sau đó lấy ra đánh từ tốc độ chậm đến cao. Khi thấy kem bắt đầu đặc lại thì hạ xuống tốc độ chậm. Ban đánh đến kem vừa đặc, úp ngược tô không đổ thì ngưng ngay. Nếu bạn đánh quá tay, kem sẽ bị tách nước.
2. Phần Cream cheese:

Trong 1 tô khác, bạn cho vani vào cùng cream cheese, dùng phới lồng hoặc thìa gỗ trộn cho đến khi cream cheese được mềm nhuyễn.
- Bạn có thể tìm mua cream cheese tại các siêu thị hay tiệm làm bánh, hoặc tự làm với công thức làm cream cheese của chúng tôi là được.
3. Chia đều các phần:
Bạn chia kem tươi đã đánh bông thành 3 phần. Bạn cho từng phần vào cream cheese, nhẹ nhàng trộn đều để kem không bị tách nước. Hỗn hợp kem thu được sẽ khá đặc.

- Bạn lấy khuôn đế bánh trong tủ lạnh ra và cho hỗn hợp kem lên trên. Bạn nhớ gạt hỗn hợp kem phô mai cho bề mặt bánh phẳng.
- Bạn để lạnh 6-8 tiếng cho hỗn hợp đông lại là có thể dùng được.
- Khi ăn, trang trí bằng hoa quả cắt lát lên mặt bánh là mình đã xong rồi.
- Bạn thấy không nào, làm bánh Cheesecake không hề khó đúng không? Các nguyên liệu thì có thể dễ dàng tìm mua ở các siêu thị hoặc cửa hàng làm bánh.
Đôi điều tản mạn về bánh Cheesecake:
– Không như nhiều người hay nhầm lẫn, Cheesecake không phải là món tráng miệng bắt nguồn từ phương Tây mà món bánh này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại.
– Những chiếc Cheesecake xinh đẹp ngày nay khác rất nhiều với nguyên bản. Và điều đặc biệt nữa là ở mỗi quốc gia, Cheesecake lại có những phiên bản khác nhau.
Frozen berry cheesecake:
– Chưa bàn đến kiểu bánh nướng hay không nướng, nướng cách thủy hay nướng cháy mặt, chỉ cần thay đổi một chút mỗi thành phần là bạn đã tạo ra vô vàn phiên bản cheesecake vô cùng hấp dẫn.
– Phần đế bánh có thể sử dụng bánh quy, bánh bông lan 🧁 hoặc bánh gato. Phần kem phô mai thì ở mỗi quốc gia sẽ có những cách trộn cream cheese với các sản phẩm từ sữa 🥛 khác ngoài kem tươi như sourcream, hay kể cả sữa chua, sữa đặc để tạo nên những phiên bản khác nhau.
– Còn phần trang trí bánh thì ôi thôi quá đa dạng luôn. Ban có thể dùng bất kỳ trái cây tươi nào, các loại mứt, sô cô la hay trà xanh. Khi đó bạn sẽ tạo ra nào là Cheesecake mâm xôi, sô cô la 🍫, caramel, vani, chanh leo,… Chỉ nghe tên thôi là đã muốn ăn ngay rồi
Cách làm bánh Cheesecake Chanh Leo:
Một phiên bản Cheesecake mà ở Việt Nam rất được yêu thích là bánh phô mai chanh leo. Phải nói đây là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa vị ngọt ngào, béo béo của lớp kem và vị thơm ngon, thanh mát từ chanh leo. Chưa kể tới đó là hình thức rất quyến rũ. Lớp kem mướt mắt, lớp chanh leo vàng tươi hấp dẫn hoàn toàn có thể chinh phục bất cứ ai.
– Ngoài Cheesecake chanh leo thì Cheesecake xoài 🥭, cam 🍊 cũng rất được yêu thích. Việc kết hợp giữa bánh Cheesecake với các loại trái cây nhiệt đới chua chua, ngọt ngọt rất thích hợp vào mùa hè. Và đây có thể nói là loại bánh có thể “đốn tim” mọi lứa tuổi.

Cách Làm Bánh Cheesecake – Khuôn Bánh:
– Việc lựa khuôn bánh sẽ dựa trên hình dáng, kích thước bánh mong muốn, và đặc biệt là độ cứng của bánh. Bánh Cheesecake là loại bánh mềm, nên bạn có thể lựa chọn các loại khung có các đặc điểm sau đây:
Khuôn đế rời:

- Có nghĩa là phần khuôn sẽ có chốt để tháo khuôn ra ở bên cạnh hay có thể đẩy bánh lên từ phần đế phía dưới. Do vậy mà bạn có thể lấy bánh ra rất dễ dàng. Mục đích của việc sử dụng loại khuôn này là giúp cho bánh không bị vỡ hay biến dạng. Bạn có thể sử dụng loại tròn hay vuông đều được. Loại này thường sẽ có chất liệu kim loại và có lớp chống dính, và có giá cao hơn loại đế liền.
Khuôn vòng:
- Khuôn vòng là loại khuôn không có đế. Bạn sẽ sử dụng đĩa, khay có sẵn, để khuôn lên và cho bánh vào để tạo hình. Sau khi đủ thời gian, bạn chỉ việc nhấc khuôn ra khỏi bánh là được. Loại khuôn này thường được làm bằng inox.
Khuôn bánh tart đế rời:
- Còn nếu bạn muốn ra những chiếc bánh cheesecake nhỏ xinh thì có thể dùng khuôn bánh tart. Và tất nhiên là đế rời các bạn nhé. Chất liệu của loại khuôn này có thể là nhôm hoặc inox.
Không có khuôn làm bánh cheesecake?
– Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử ngay công thức cách làm bánh cheesecake này mà chưa quyết định mua khuôn hay chưa tìm được loại khuôn mong muốn thì cũng đừng lo. Bạn có thể tận dụng các hộp nhựa, thủy tinh hay những cái cốc nông đáy có sẵn.
- Bạn dàn vụn bánh quy đã trộn với bơ xuống đáy và làm lần lượt như khi dùng khuôn. Như vậy, bạn vẫn có chiếc bánh cheesecake thật là ngon để thưởng thức.

– Tuy nhiên khi làm bánh dùng hộp như vậy, việc lấy bánh ra mà giữ nguyên hình dáng là một điều khá khó khăn. Ngoài ra, mình còn một gợi ý khác là ban nên làm bánh trong những hộp, cốc nhỏ như hộp sữa chua để có thể ăn bánh ngay trong hộp hay cốc. Khi đó, cùng một công làm bạn lại có thể thỏa sức trang trí tạo ra những chiếc cheesecake nhỏ xinh, đẹp mắt khác nhau. Thật quá tiện phải không nào?
Nguyên liệu làm Bánh cheesecake chanh dây phô mai:
Chanh dây: 4 quả
Bánh oreo: 100 gr
Bột gelatin: 30 gr hoặc bạn có thể sử dụng lá gelatin cũng được
Bơ lạt: 25 gr
Cream cheese: 100 gr
Whipping cream: 200 ml
Đường: 50 gr

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Chanh dây:
- Chọn những quả chanh dây có lớp vỏ màu tím sẫm đều, hơi nhăn nheo, kích thước to và cuống khô.
Chanh dây chín thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng, mùi càng đậm thì quả càng ngon. Ngược lại, nếu quả có mùi hôi, chua thì không nên chọn. - Nếu cầm thấy quả nặng tay, da trơn và còn xanh thì chứng tỏ quả chanh dây đó còn non, vỏ dày, ruột ít.
- Bạn có thể kiểm tra độ đặc ruột của quả chanh dây bằng cách cầm lên và lắc nhẹ. Quả chanh dây mọng nước sẽ hơi nặng khi lắc, bên trong có vẻ đặc.

Cream cheese là gì?
- Cream cheese hay còn được gọi là phô mai kem – đây là loại phô mai được làm từ sữa bò hoặc sữa dê, có màu trắng, mềm, vị chua và mặn rất đặc trưng.
- Cream cheese thường được dùng để ăn trực tiếp, hoặc ăn kèm với bánh mì, spaghetti và thậm chí trở thành nguyên liệu chính cho các loại bánh như: bánh cheesecake (bánh phô mai), Tiramisu cheesecake, sốt bông lan trứng muối,… hay xuất hiện trong trà sữa để tăng thêm sự hấp dẫn của loại thức uống này.
- Bạn có thể mua cream cheese tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, siêu thị hoặc mua trực tuyến trên các trang thương mại điện tử.
Whipping cream là gì?
- Whipping cream là một loại kem tươi (thực phẩm làm từ sữa tươi) có thành phần được làm từ sữa bò chưa tách bơ, hàm lượng chất béo là 30% – 36% và hoàn toàn không chứa đường.
- Bạn có thể mua whipping cream tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, các siêu thị. Khi mua cần chú ý hạn sử dụng, bao bì còn nguyên vẹn và phải được bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng nhé.
Dụng cụ thực hiện:
- Máy đánh trứng, tô, muỗng, dao, khuôn rời 12cm,…
Cách chế biến Bánh cheesecake chanh dây phô mai:
Làm phần đế bánh cheesecake:

– Đầu tiên, bạn tách bánh oreo ra để lấy phần vỏ bánh (chỉ dùng phần vỏ bánh, không dùng phần kem), sau đó đem đi xay nhuyễn vỏ bánh hoặc cán nhuyễn.
– Kế đến, đun cách thủy 25gr bơ lạt, cho vào phần oreo vừa xay nhuyễn và trộn đều.
– Tiếp theo, bạn đặt khuôn tròn lên 1 cái dĩa, sau đó cho hỗn hợp oreo vào rồi dùng ly đè mạnh để nén chặt bánh xuống. Cuối cùng, cho khuôn bánh vào ngăn đá tủ lạnh 15 phút.
Trộn hỗn hợp chanh dây:

– Khuấy đều 30gr bột gelatin với 100ml nước lạnh và ngâm 10 phút cho gelatin nở. Sau 10 phút, bạn đun cách thủy gelatin đến khi tan chảy.
– Chanh dây cắt đôi, nạo lấy ruột rồi trộn cùng 100ml nước sôi. Kế tiếp, dùng muỗng khuấy và miết mạnh để chanh dây ra nước cốt, bạn sẽ thu được 200ml nước cốt chanh dây.
– Tiếp theo, cho vào chén 130ml nước cốt chanh dây, 1/3 gelatin tan chảy rồi khuấy đều.
Đánh hỗn hợp kem chanh dây:

– Cho vào tô lớn 200gr whipping cream, 30gr đường rồi dùng máy đánh ở tốc độ trung bình đến khi kem bông mềm, tạo chóp đứng nhưng cong xuống là đạt.
– Ở một tô khác, bạn cho vào 100gr cream cheese, 20gr đường và dùng máy đánh đến khi hỗn hợp hòa quyện, đường tan hoàn toàn.
– Tiếp theo, cho vào tô cream cheese: hỗn hợp chanh dây, whipping cream đã đánh bông rồi trộn đều hỗn hợp bằng máy ở tốc độ thấp khoảng 1 phút cho hòa quyện với nhau.
Đổ khuôn bánh:

– Đổ hỗn hợp kem chanh dây vào đế bánh đã chuẩn bị và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 tiếng cho kem đông lại.
– Cho vào chén 70ml nước cốt chanh dây, phần gelatin còn lại rồi khuấy đều. Khi bánh đã để đông đủ 2 tiếng, bạn lấy ra và đổ phần sốt chanh dây này lên mặt, rắc thêm 1 ít hạt chanh dây.
– Tiếp tục để bánh vào ngăn mát tủ lạnh thêm 2 tiếng nữa là có thể thưởng thức.
Mách nhỏ: Để lấy bánh ra khỏi khuôn, bạn dùng khăn ấm quấn quanh khuôn, giữ yên khoảng 30 giây rồi từ từ tách khuôn ra khỏi bánh.
Bánh hành phẩm:
– Bánh cheesecake chanh dây khi ăn mát lạnh với phần kem phô mai mềm tan trong miệng, ngọt thơm, béo ngậy rất hấp dẫn.
– Đặc biệt là hương vị chanh dây chua chua ngọt ngọt đã đem đến cảm giác mới lạ cho người dùng, ăn hoài cũng không ngán.

Rất mong nhận được nhiều sự yêu mến và ủng hộ của quý khách hàng.
Liên hệ:
Shodensha Vietnam Co., Ltd.
Địa chỉ: HCM: Lầu 5, 178/8 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM;
HN: Số 202, Tòa nhà Y2, Khu HH04, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, TP Hà Nội
Điện thoại: [HCM] +84(28)3911-2006 [HN] +84(24)3200-3790
Fax : +84 (28) 3911-2007
Email: info@shodensha.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/104629278311764
Pinterest: www.pinterest.com/shodensha/_saved/
Instagram: www.instagram.com/shodenshathietbinoiso/
Twitter: https://twitter.com/Shodensha1788
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/shodensha-vietnam-63b024205
Các bạn có thể thêm sản phẩm tại đây: maynoisoicongnghiep.com
Trả lời